Thị trường bất động sản tuần qua (23-29/12/2024) : Nóng bảng giá đất mới tại Hà Nội, Tập đoàn Hoàng Huy, GFS,…” bị TTCP nhắc tên tại Hải Phòng

Giới chuyên gia bày tỏ nhiều quan điểm về Bảng giá đất mới do Hà Nội vừa ban hành; Các tập đoàn Hoàng Huy, GFS bị Thanh tra Chính phủ (TTCP) nhắc tên liên quan đến các dự án tại TP. Hải Phòng; Người dân “dài cổ” chờ đất dịch vụ tại Hà Nội; Tòa nhà đặt trụ sở Alphanam “đổi chủ”;… là một số tin tức bất động sản nổi bật tuần qua.

“Bảng giá đất mới không tác động nhiều đến thị trường bất động sản Hà Nội vốn ‘tăng ảo, sốt nóng’ thời gian qua”

Đây là đánh giá của ông Nguyễn Anh Quê – Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn G6 về tác động của bảng giá đất mới đến thị trường bất động sản Hà Nội.

CafeL.xyz
Ảnh minh hoạ

UBND TP Hà Nội vừa ban hành bảng giá đất điều chỉnh áp dụng từ 20/12 đến hết ngày 31/12/2025. So với bảng giá đất cũ, bảng giá đất điều chỉnh cao gấp 2-6 lần.

Trao đổi với ông Nguyễn Anh Quê – Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn G6 – cho rằng, bảng giá đất mới cao hơn khá nhiều bảng giá đất cũ nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Do đó, bảng giá đất mới không tác động nhiều đến thị trường bất động sản Hà Nội vốn “tăng ảo, sốt nóng” thời gian qua.

Hà Nội xây dựng bảng giá đất mới: Vô hình thừa nhận cho giá ảo

Việc Hà Nội xây dựng bảng giá đất mới vô hình chung giá ảo đang được thừa nhận và đẩy lên giá cao hơn. Như vậy những người sản xuất thật, thuê mặt bằng kinh doanh đang phải trả chi phí ảo cao hơn.

Khu vực 58 lô đất đấu giá tại huyện Sóc Sơn (Ảnh: Thiên Phan).

 

Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy định và bảng giá các loại đất trên địa bàn TP Hà Nội, áp dụng từ ngày 20/12/2024, trong đó có bảng giá đất 4 huyện sắp lên quận: Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đánh giá, thị trường bất động sản hiện nay đang ảo, bảng giá đất đang được xây dựng tương đối sát với giá thị trường. Tuy nhiên, gần 1 năm trở lại đây, giá thị trường bất động sản Hà Nội đang bị ảo. Đặc biệt, loại hình chung cư có những nơi tăng hơn 50%, đất thổ cư, đất nền tại các huyện sắp lên quận tăng đến hơn 90%. Do đó, việc xây dựng bảng giá đất mới vô hình chung giá ảo đang được pháp luật hoá, thừa nhận đẩy lên giá cao hơn thật. Như vậy những người sản xuất thật, thuê mặt bằng kinh doanh đang phải trả chi phí ảo cao hơn.

Khi giá bị đẩy lên chắc chắn thời gian tới người tiêu dùng bị ảnh hưởng, họ sẽ phải cân nhắc khi vượt khả năng chị trả của mình, khả năng tiêu thụ kém đi giảm thu hút đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản”, ông Đính nói.

Bất cập thực hiện giao đất dịch vụ tại Hoài Đức: Khiếu kiện kéo dài chưa thể giải quyết

Gần 20 năm Hà Tây sáp nhập về Hà Nội, nhiều hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp và dự kiến được đền bù bằng đất dịch vụ. Tuy nhiên, do chính sách chồng chéo, bất cập dẫn đến cản trở trong việc thực hiện giao đất dịch vụ.
Nhiều người dân quận Hà Đông, huyện Hoài Đức… đang đối mặt với khó khăn lớn khi gần 20 năm chờ đợi đất dịch vụ, vẫn chưa được nhận, trong khi nhiều khu đất dịch vụ có hạ tầng bị bỏ hoang. Quyền lợi của người dân, từng được hứa hẹn sẽ ổn định đời sống sau khi bị thu hồi đất, đến nay vẫn còn bỏ ngỏ.

Tại huyện Hoài Đức, hàng nghìn hộ dân cũng đang trong cảnh tương tự, khi đất nông nghiệp đã bị thu hồi từ lâu, nhưng đất dịch vụ vẫn chưa được giao.

Thanh tra Chính phủ “nhắc tên” Tập đoàn Hoàng Huy tại 2 dự án bất động sản đối ứng BT tại Hải Phòng

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có kết luận chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại 02 dự án bất động sản đối ứng BT là dự án Hoàng Huy Sở Dầu và dự án Hoàng Huy Green River tại Hải Phòng.

Ngày 19/11/2023, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ban hành văn bản số 2386/KL-TTCP, Kết luận Thanh tra về Công tác quản lý, sử dụng đất đai theo tinh thần Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 23/9/2019 và số 116/NQ-CP ngày 06/12/2019 của Chính phủ; Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của UBND thành phố Hải Phòng.

Theo đó, tại kết luận nêu trên, TTCP đã chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại đến 02 dự án bất động sản đối ứng BT của Tập đoàn Hoàng Huy tại Hải Phòng.

Xây nhà máy phân bón không giấy phép xây dựng, bỏ dở dự án tại Hải Phòng, Thanh tra Chính phủ “nhắc” tên một công ty con của Tập đoàn GFS

Thanh tra Chính phủ kết luận tại dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón NPK xã Kiên Bái, huyện Thủy Nguyên, chủ đầu tư là Công ty cổ phần Phát triển nông nghiệp GFS Việt Nam, các công trình xây dựng đều không có giấy phép xây dựng kèm hồ sơ thiết kế được thẩm định.

Ngày 19/11/2023, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ban hành văn bản số 2386/KL-TTCP, Kết luận Thanh tra về Công tác quản lý, sử dụng đất đdai theo tinh thần Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 23/9/2019 và số 116/NQ-CP ngày 06/12/2019 của Chính phủ; Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của UBND thành phố Hải Phòng.

Tại dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón NPK xã Kiên Bái, huyện Thủy Nguyên do Công ty cổ phần Phát triển nông nghiệp GFS Việt Nam (công ty con của Tập đoàn GFS) làm chủ đầu tư, TTCP chỉ rõ một số hạn chế, thiếu sót.

Tòa nhà đặt trụ sở Tập đoàn Alphanam (Alphanam Group) bất ngờ đổi chủ

Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (TIG) vừa công bố việc nhận chuyển nhượng 80% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Bất động sản Hoa Anh Đào, doanh nghiệp do Alphanam Group và chủ chuỗi showroom nội thất Hùng Túy lập ra để thực hiện dự án King Palace tọa lạc tại “đất vàng” số 108 Nguyễn Trãi.

Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (Thăng Long Invest Group, mã: TIG, sàn HNX) vừa công bố nghị quyết về việc nhận chuyển nhượng cổ phần tại Công ty cổ phần Bất động sản Hoa Anh Đào (Bất động sản Hoa Anh Đào).

Theo đó, TIG sẽ nhận chuyển nhượng 28 triệu cổ phần, tương đương 80% vốn điều lệ Bất động sản Hoa Anh Đào. Giá chuyển nhượng là 30.000 đồng/cổ phần, tương ứng giá trị chuyển nhượng là 840 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện tháng 12/2024. TIG không tiết lộ cụ thể đối tác chuyển nhượng cổ phần.

Bất động sản Hoa Anh Đào được thành lập tháng 9/2009, là liên doanh do Tập đoàn Alphanam của đại gia Nguyễn Tuấn Hải và Công ty TNHH Hoàng Tử (chủ chuỗi showroom nội thất Hùng Túy) lập ra để thực hiện dự án King Palace tại số 108 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Trong đó, Alphanam nắm 55% vốn điều lệ, 45% còn lại do Công ty Hoàng tử nắm giữ.

Điểm trùng hợp khá thú vị có thể nhắc đến trong thương vụ nói trên là Chủ tịch của TIG Nguyễn Phúc Long và Phó Chủ tịch Alphanam Group Nguyễn Thị Ngọc Mỹ đều là những lãnh đạo của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.
Hiện địa chỉ 108 Nguyễn Trãi cũng được Alphanam Group công bố là địa chỉ trụ sở và liên hệ của tập đoàn này và một số công ty thành viên như Alphanam E&C,…

Theo Nhịp sống Thị trường

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh